Website class TA705-K56-Ha Noi University Of Science and Technology
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp TA705-K56 Đại học Bách Khoa Hà Nội
Hãy đăng nhập để được sử dụng đầy đủ tính năng của diễn đàn, nếu bạn chưa có tên đăng nhập, click vào mục đăng kí và điền đầy đủ thông tin như hướng dẫn.
Chúc bạn thành công!
Website class TA705-K56-Ha Noi University Of Science and Technology
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp TA705-K56 Đại học Bách Khoa Hà Nội
Hãy đăng nhập để được sử dụng đầy đủ tính năng của diễn đàn, nếu bạn chưa có tên đăng nhập, click vào mục đăng kí và điền đầy đủ thông tin như hướng dẫn.
Chúc bạn thành công!
Website class TA705-K56-Ha Noi University Of Science and Technology
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Building D4- Ha Noi University of Science and Technology-Email:bkta705@gmail.com
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đến với Website lớp TA7.05-K56 Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Hiện tại bạn có thể truy cập Website của chúng thôi với địa chỉ htt://www.classta705.kute.vn hoặc http://www.classta705.forumvi.net
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 166 người, vào ngày Wed Jun 29, 2016 8:10 pm

 

 Tính cộng đồng và tự trị của người Việt-Cơ sở văn hóa Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
bkta705




Tổng số bài gửi : 7
Join date : 16/11/2011

Tính cộng đồng và tự trị của người Việt-Cơ sở văn hóa Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Tính cộng đồng và tự trị của người Việt-Cơ sở văn hóa Việt Nam   Tính cộng đồng và tự trị của người Việt-Cơ sở văn hóa Việt Nam I_icon_minitimeThu Nov 17, 2011 1:20 pm

lol! lol! Nguồn wikipedia

Tính cộng đồng và tự trị

Việc làng xã Việt Nam được tổ chức theo huyết thống, địa bàn cư trú, truyền thống nam giới và hành chính như ở phần trên làm cho làng có tính cộng đồng và tự trị rất cao[cần dẫn nguồn]. Tính cộng đồng làm cho các thành viên trong làng đều hướng tới nhau, đó là đặc trưng "hướng ngoại"; còn tính tự trị làm cho các làng trở lên biệt lập với nhau, đó là đặc trưng "hướng nội".

Tính biệt lập ở các làng mạnh đến nỗi mỗi làng có thể được coi như một quốc gia thu nhỏ với một "luật pháp riêng" được gọi là hương ước (lệ làng được ghi bằng văn bản) và luật tục (lệ làng được quy định bằng lời nói); và một "triều đình riêng" với hội đồng kỳ mục là cơ quan lập pháp, lý dịch là cơ quan hành pháp. Nhiều làng còn bầu bốn cụ cao tuổi là tứ trụ. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến, và sau này của thực dân không làm ảnh hưởng nhiều đến tổ chức của làng xã[cần dẫn nguồn]. "Phép vua thua lệ làng" là một truyền thống thể hiện mối quan hệ dân chủ đặc biệt của nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam.


lol! lol! Nguồn Google hỏi đáp
Tính cộng đồng đặc trưng cho tinh thần đoàn kết tương trợ;tình tập thể hoà đồng;nếp sống dân chủ bình đẳng.Tuy nhiên lại dẫn đến sự thủ tiêu vai trò cá nhân; thói dựa dẫm ỷ lại; thói đố kỵ.
Tính tự trị có hệ quả tốt là tinh thần cần cù tự lập; nếp sống tự cấp tự cung.Nhưng dẫn đến óc tư hữu ích kỉ;óc bè phái, địa phương; óc gia trưởng tôn ty.
Tình cộng đồng:tạo nên những tập thể làng xã khép kín mang tính tự trị, cho nên làng xã Việt Nam tồn tại khá biệt lập với nhau và độc lập với triều đình phong kiến.Tính tự trị khẳng định sự độc lập của làng xã, ít liên hệ với bên ngoài làng:làng nào biết làng ấy.Chính đặc điểm này sản sinh ra ưu và nhược điểm trong tính cách người Việt.Vì người Việt đều là người nông thôn sau này mới hình thành đô thị nên dù cho có là dân thành thị nhưng người việt vẫn mang nặng những tính cách vốn có của có người nông thôn là cộng đồng và tự trị.

lol! lol! Nguồn Yahoo hỏi đáp
Ưu nhược điểm của tính cộng đồng và tính tự trị
1- Tính cộng đồng:
- Ưu điểm của tính cộng đồng là dễ quy tụ được 1 tập thể đoàn kết, gắn bó để đạt được mục tiêu chung.
Tính cộng đồng là 1 trong những bản tính nguyên thủy của con người. Con người từ thời "ăn lông ở lỗ" đã sống thành 1 cộng đồng, tập thể từ đó tạo đk thuận lợi cho việc truyền đạt các kĩ năng sinh tồn, kích thích cho quá trình tiến hóa. Cũng từ đó mà dần dần hình thành các mô hình xã hội từ dạng sơ khai cho đến phức tạp và phát triển cao như ngày nay.
Cũng nhờ tính cộng đồng mà dân tộc Việt Nam dễ tập hợp thành 1 tập thể đại đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước từ thời kỳ các vua Hùng cho đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
- Mặt trái của tính cộng đồng là nếu được quan niệm lệch lạc, ko xác định được vai trò của yếu tố cá nhân và tập thể thì sẽ bị ngả sang lằn ranh phía bên kia, phía của những tác hại. Một cộng đồng quá coi trọng tính tập thể thì yếu tố cá nhân bị lu mờ, vai trò và lợi ích của cá nhân bị gạt bỏ để phục vụ tập thể.
Những cá nhân nhợt nhạt xếp thành hàng đều nhau giống như 1 khu rừng chỉ có riêng 1 loại cây, cây nào cũng có kích thước và chiều cao như nhau thì ko phải là 1 khu rừng có hệ sinh thái và các sinh vật phong phú, tất sẽ chết yểu.
Bản chất của cuộc sống là sự đa dạng. Sự đa dạng ko còn, tính sáng tạo cũng mất đi, keo theo cả động lực phát triển.
1 ví dụ tiêu biểu cho quan niệm sai lầm về tính tập thể là xã hội Việt Nam thời kỳ bao cấp. Thời kỳ mà Nhà nước được xây dựng dựa trên các triết lý đi ngược với 1 trong số những bản năng căn bản của con người đó là ý muốn sở hữu. Cá nhân ko có quyền sở hữu bất cứ thứ gì, dù là do công sức và năng lực của họ làm ra, quyền sở hữu thuộc về tập thể. Không ai muốn cống hiến cho 1 xã hội mà người làm ít hưởng quyền lợi bằng người làm nhiều, người kém năng lực hưởng ngang với người tài năng hơn, người lười bằng với người chăm, kẻ vô trách nhiệm bằng với người có tâm huyết.
Kết quả được hình thành là 1 xã hội ỳ ạch, trong đó những cá nhân vô trách nhiệm, lười biếng, bấu víu, níu kéo nhau, đùn đẩy nhau và nương tựa, lẩn trốn vào phía sau 1 tập thể mơ hồ và họ tự níu chân mình trên con đường tiến bộ. Xét cho cùng cái tập thể được quan niệm sai lầm đã níu chân con người.
Cuối cùng, 1 cộng đồng được được tập hợp dựa trên triết lý tôn trọng tự do vốn là nền móng của tính đa dạng, 1 cộng đồng mà ko cá thể cao lớn nào bị ấn đầu xuống để cho bằng với những cá thể thấp bé khác sẽ là môi trường lý tưởng để cho mỗi cá thể nội trội được phát huy hết khả năng, để cho cộng đồng đó được hưởng những thành quả tạo ra từ những cá thể đó, để nâng chiều cao trung bình của cả cộng đồng.
2- Tính tự trị:
Thực ra hiện nay ở Việt Nam ko có xã hội tự trị, 1 xã hội đòi hỏi trình độ dân trí tương đối cao của người dân. Ở Việt Nam đã từng có mô hình xã hội tự trị, đó là làng. Hiện nay vẫn còn nhiều làng nhưng mô hình căn bản thì ko còn giống như thời kỳ phong kiến. Thời đó, dân làng hình thành trong tâm tưởng sự tôn kính đối với những giá trị thuộc về cộng đồng, sự tôn kính đó lớn hơn sự sợ hãi đối với phép tắc, luật lệ. Vì vậy mà có câu “phép vua thua lệ làng”.

lol! lol! Nguồn Vĩ nhân Online

Tính cộng đồng và tính tự trị (trong làng xã VN) là hai đặc trưng gốc rễ, chúng chính là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt những ưu điểm và nhược điểm trong tính cách của người Việt Nam. Những đặc điểm đó có thể tổng kết trong bảng dưới
[You must be registered and logged in to see this image.]

1. Tính cộng đồng chú trọng nhấn mạnh vào sự ĐỒNG NHẤT: cùng họ là đồng tộc , cùng tuổi là đồng niên , cùng nghề là đồng nghiệp , cùng làng là đồng hương…..

Do đồng nhất (giống nhau- “cùng hội cùng thuyền”, “cùng cảnh ngộ”) cho nên người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: “tay đứt ruột xót”, “ chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”…… Do đồng nhất (giống nhau) cho nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, gắn bó với tập thể, hòa đồng vào cuộc sống chung của tập thể. Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ -bình đẳng bộc lộ trong nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp

Mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất (giống nhau) mà ở người Việt Nam, ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu: Người Việt rất ít xưng tôi, mà luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội: với người này xưng em , với người kia là cháu , với người khác nữa là anh/chị….. ; thậm chí thích dùng đại từ ngôi thứ nhất số nhiều ta (ta với mình). Cách giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng là hết sức phổ biến. Điều này khác hẳn với truyền thống văn hóa phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức về cá nhân từ khi còn nhỏ, đến tuổi thành niên, con người đã hoàn toàn sống tách biệt khỏi gia đình; chính vì vậy mà khi về già người phương Tây thường cô đơn, còn cụ già Việt Nam thì sum vầy trong tình cảm của đàn con cháu.

Sự đồng nhất (giống nhau) còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay có thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: Nước trôi thì bèo trôi, Nước nổi thì thuyền nổi. Tệ hại hơn nữa là tình trạng Cha chung không ai khóc, Lắm sãi không ai đóng cửa chùa…. Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng Cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau…..

Một nhược điểm trầm trọng thứ ba là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả đều đồng nhất, giống nhau ! ): Xấu đều hơn tốt lỏi; Khôn độc không bằng ngốc đàn; Chết một đống còn hơn sống một người… Để cho tất cả đều “như nhau”, một thời, đã có không ít những cơ quan, xí nghiệp điềm nhiên treo cao khẩu hiệu: Tất cả dàn hàng ngang cùng tiến!

Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam, khái niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối (nó khẳng định đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp): Cái tốt, nhưng là tốt riêng rẽ thì trở thành xấu (khôn độc không bằng ngốc đàn); ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường:

Toét mắt là tại hướng đình

Cả làng toét mắt riêng mình em đâu!



2. Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào SỰ KHÁC BIỆT. khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị- tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể hoạt động độc lập với tập thể khác, phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu, nên con người Việt Nam có truyền thống cần cù, có tính chịu thương chịu khó đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá tự đảm bảo nhu cầu về ăn, có bụi tre, rặng xoan, gốc mít tự đảm bảo nhu cầu về ở.

Mặt khác, cũng chính do sự nhấn mạnh vào sự khác biệt – cở sở của tính tự trị - mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu, ích kỉ: bè ai người ấy chống; Ruộng ai người ấy đắp bờ; Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ; Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu…. Óc tư hữu ích kỉ này sinh ra từ tính tự trị của làng xã Việt và đã luôn bị chính người Việt phê phán: Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn; Của người bồ tát, của mình buộc lạt…..

Thói xấu thứ hai có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương cục bộ: Làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình: trống làng nào làng ấy đánh; thánh làng nào làng ấy thờ; trâu ta ăn cỏ đồng ta; Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn….

Một biểu hiện thứ ba của tính khác biệt –cơ sở của tính tự trị- là óc gia trưởng, tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông theo huyết thống, tự thân nó không phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác trong quan hệ xã hội, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lí Sống lâu lên lão làng; Áo mặc không qua khỏi đầu, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi mà thói gia đình chủ nghĩa, một nhược điểm sinh đôi cùng óc gia trưởng, vẫn đang là một căn bệnh lan tràn trong xã hội.

Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách của dân tộc. Lối tư duy tổng hợp và biện chứng của người nông nghiệp lúa nước, như ta đã biết, dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối tư duy nước đôi. Cho nên tính cách dân tộc Việt Nam thường mang tính chất nước đôi: Người Việt đồng thời vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng, đố kị; vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa có sự thủ tiêu vai trò cá nhân; và có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại và có thói dựa dẫm, ỷ lại. Tất cả những cái tốt và cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người Việt Nam; bởi lẽ tất cả- cái tốt và cái xấu ấy- đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị (phạm vi làng xã)

Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ được phát huy: khi con người đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi lên.
Về Đầu Trang Go down
 
Tính cộng đồng và tự trị của người Việt-Cơ sở văn hóa Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Website class TA705-K56-Ha Noi University Of Science and Technology :: Download và Chia sẻ tài liệu-
Chuyển đến